Thủ tướng nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Tìm kiếm Tìm kiếm
Mua hàng0 Mua hàng
Báo giá Báo giá
Thủ tướng nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam
03/05/2024 09:32 AM 85 Lượt xem

    Từ cuối năm 2023, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", với mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư bán dẫn.

    Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy. 

    Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, như quyết tâm chính trị cao; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; lực lượng lao động có chất lượng; có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển.

    Với bối cảnh và lợi thế trên, Việt Nam đang có cơ hội lớn để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. 

    Chiều ngày 24/4 vừa qua tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

    Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

    Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò rất quan trọng, là nền tảng của 3 sự chuyển đổi mang tính cách mạng: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.

    Tại Hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, để nắm bắt và hiện thực hóa được cơ hội này Việt Nam cần triển khai nhanh trong thời gian không nên quá 24 tháng và tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực; đồng bộ hạ tầng điện, nước, giao thông, cáp quang, công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

    Đặc biệt, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn trong thời gian ngắn, nên tận dụng nền tảng sẵn có của các cơ sở đào tạo; đội ngũ giảng viên; nhân lực công nghệ thông tin, điện tử... để đào tạo bổ sung về công nghệ bán dẫn; đồng thời, hình thành các trung tâm, khoa, viện, phòng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

    Các đại biểu cũng đề xuất cơ chế chính sách đào tạo, thu hút nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn; phát triển các ngành phụ trợ công nghiệp bán dẫn; các nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp... nhằm tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. 

    Trao đổi về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án, gồm: 

    Một là, đào tạo giảng viên, sinh viên hệ chính quy; đào tạo nhân lực trình độ sau đại học; đào tạo hệ ngắn hạn, chuyển tiếp; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo;

    Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển

    Ba là, đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ phục vụ đào tạo;

    Bốn là, thu hút chuyên gia, nhân tài;

    Năm là, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;

    Sáu là, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn;

    Bảy là, các giải pháp về hợp tác quốc tế, truyền thông và hỗ trợ triển khai khác.

    Kết luận Hội nghị, Thủ tướng cơ bản thống nhất với báo cáo, ý kiến của các đại biểu. Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, các cấp, địa phương, doanh nghiệp, đại học, các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động, tích cực, linh hoạt xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện để triển khai các giải pháp cụ thể phát triển ngành nhân lực bán dẫn.

    Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng khái quát các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới. Đó là: Hoàn thiện thể chế cho đào tạo nhân lực bán dẫn với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù; Đầu tư cho hạ tầng phục vụ đào tạo nhân lực bán dẫn, gồm cơ sở đào tạo, nhà trường, phòng thí nghiệm, nơi sản xuất…; Đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp; Phương thức đào tạo cả tiệm cận và đột phá, cả trước mắt và lâu dài; Huy động, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp…

    Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

     

    Bài viết mới

    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline